Tự quản lý trong công việc và cuộc sống
Và một vài tips để "bán mình cho tư bản" thành công hơn.
☕ Chào các bạn,
Tuần rồi của các bạn thế nào? Hi vọng bạn có một tuần thật năng suất và ý nghĩa!
Malaysia vừa có kì nghỉ lễ Hari Raya nên mình cũng có thêm chút thời gian để lên ý tưởng dài hạn cho các bài viết của mình và chuẩn bị một cách chỉn chu, bài bản hơn. Cám ơn bạn đã ghé qua blog Bryant's Corner hoặc đọc newsletter, mình hi vọng bạn sẽ tìm được điều gì đó hữu ích qua những bài viết hàng tuần.
Bài viết tuần này liên quan đến một kĩ năng mà mình nghĩ là rất cần thiết cho sự phát triển nghề nghiệp, dù là corporate, startup, hay freelance, đó là self-managing (tạm dịch: tự quản hoặc quản lý bản thân). Đây chính xác hơn là một bộ kỹ năng mà đôi khi bạn phải thực hành tất cả các skill cùng một lúc. Nghe có vẻ đao to búa lớn nhưng nói đơn giản là nếu bạn có tư duy muốn làm tốt và cải tiến công việc thì bạn sẽ tìm ra được cách và dần dần làm chủ được các kĩ năng cần thiết.
Bài viết này sẽ đề cập đến:
❓Tầm quan trọng của tự quản lý
📚Cần làm gì để tự quản lý tốt
💬 Không self-managing tốt thì liệu có thành công?
Chính mình đã không nhận ra kĩ năng này cho tới khi mình trở thành team lead. Ở vai trò này, mình mới có cơ hội nhìn bao quát và thấy được nhiều khía cạnh hơn là vị trí IC1.
Đây là ví dụ thực tế mình quan sát được qua quá trình làm team lead:
Developer A có kĩ năng tốt, kinh nghiệm làm việc cũng thuộc dạng senior nhưng lại có vài vấn đề sau:
A thông báo trong buổi daily sẽ hoàn thành task vào lúc 3h chiều để commit code tạo PR nhưng mãi tới ngày hôm sau mới done, việc này diễn ra thường xuyên.
A chỉ làm những gì được giao, khi xong việc thì cũng ít khi chủ động hỏi task mới.
Thái độ của A không tệ nhưng nó chỉ ở mức tạm được.
Là một team lead thì mình có nhiệm vụ tìm hiểu và giúp A cải thiện performance nhưng đó là từ phía mình. Mấu chốt là từ phía A có muốn cải thiện performance không? Vì suy cho cùng bạn sẽ nhận được những gì tương ứng bạn thể hiện trong công việc.
Cũng giống như chơi game, skill càng xịn thì sẽ mở ra được nhiều tài nguyên, tăng sức mạnh, dễ lên level và cày game sẽ enjoyable (thoải mái) hơn.
🤨 Tự quản lý bản thân là gì?
Theo tâm lý học, quản lý bản thân là "khả năng quản lý hành vi, suy nghĩ và cảm xúc một cách có ý thức và hiệu quả".
Trong môi trường làm việc, nói đơn giản thì đây là khả năng hoàn thành tốt công việc được giao mà không cần nhắc nhở hay giám sát và chính bạn là người tự chủ việc bạn được giao và việc bạn sẽ hoàn thành một cách có ý thức.
🤷🏻 Vậy đã tự quản lý bản thân được thì cần chi tới sếp?
Sếp cũng là người đi "bán mình cho tư bản" giống bạn, họ có trách nhiệm quản lý công việc của bạn, ngoài ra cũng sẽ có việc của họ. Bên cạnh đó sếp còn phải dẫn dắt một team vài người, đến vài chục người và phải xử lý nhiều việc khác để đảm bảo cả team chạy KPI thành công và vui vẻ.
1. Sếp sẽ và không bao giờ đủ thời gian và sức lực để hỗ trợ hết tất cả mọi người.
Việc chờ đợi hỗ trợ từ sếp sẽ khiến bạn trở nên bị động về hành động và thời gian, thứ lẽ ra có thể dành để giải quyết được những vấn đề khó hơn, quan trọng hơn hoặc liên quan đến chiến lược để giúp bạn thăng tiến nhanh hơn. Ngay cả khi bạn là fresher thì việc bạn tự chủ hoàn thành tốt công việc được giao với ít chỉ dẫn, giám sát nhất cũng là một điểm cộng cho hình ảnh của bạn trong mắt mọi người.
2. Khi bạn biết các tự quản lý thì sếp cũng tin tưởng bạn hơn.
Bạn càng giải quyết được nhiều việc khó một cách độc lập, sếp sẽ càng không bận tâm về bạn. Dần dần sẽ tạo sự an tâm, tin tưởng, dẫn đến sự ủng hộ, ưu ái (giao cho việc khó hơn, nhận trách nhiệm cao hơn). Đây gọi là vốn xã hội2, bạn càng tích lũy nhiều thì cơ hội bạn phát triển sự nghiệp càng nhanh chóng.
Hơn nữa, kinh nghiệm tự quản mà bạn có là tài sản quý giá để sau này khi lên làm sếp bạn có thể giúp đỡ lại cho nhân viên và có cái nhìn tốt hơn giúp lên chiến lược cho cả đội nhóm.
3. Tự quản lý giúp cả tổ chức giảm các vấn đề về chiến thuật mà sẽ tập trung vào chiến lược hiệu quả.
Trong bóng đá, để một đội bóng tiến vào sâu được nhiều giải cùng một lúc trong một mùa đòi hỏi ban huấn luyện phải có chiến lược mua bán cầu thủ, phân bổ đội hình hợp lý. Nếu bạn là cầu thủ thì khi được tung vào sân bạn sẽ phải tự biết đá như thế nào, phối hợp với đồng đội kiểu gì, chạy chỗ ra làm sao để mang về chiến thắng. Khi bạn tự chủ và làm tốt, huấn luyện viên sẽ có tâm trí để nhìn cục diện bao quát hơn đưa ra chiến lược hiệu quả giúp cả đội bóng đi xa hơn. Còn ngược lại, bạn sẽ sớm bị thay ra sân hoặc tệ hơn là bị rao bán vào kì chuyển nhượng kế tiếp!
🤔 Những điều cần lưu ý khi tự quản
Chủ động cập nhật với sếp về những khó khăn đồng thời đưa ra giải pháp và cách mình đã vượt qua để họ hiểu và đánh giá đúng nỗ lực của mình.
Cho sếp thấy những việc mình giải quyết hàng ngày để họ hiểu bạn tự quản tới mức nào. Đây là một cách để bạn cho sếp thấy năng lực của mình và giúp họ dễ dàng đánh giá xem bạn có sẵn sàng cho vị trí cao hơn hay chưa.
Đón nhận góp ý, phản hồi về các cách tiếp cận công việc khác nhau, vì có thể sếp có mục đích nào đó khiến cho công việc đạt được nhiều mục đích hơn góc nhìn của bạn.
Tóm lại tự quản lý là cần làm gì?
1. Nói được làm được 💪
Để hoàn thành được việc, cần sự kết hợp của nhiều skill, trong phạm vi của bài viết không thể đi vào chi tiết hết được:
Quản lý thời gian, timeline
Lên kế hoạch
Tinh thần ownership (tạm dịch: tự chủ, xoay sở giải quyết vấn đề)
Quản lý kì vọng của stake holder
Problem-solving (giải quyết vấn đề)
💡Kinh nghiệm của bản thân:
Hỏi rõ đề bài trước khi làm: khi được giao một task, module hoặc cả một feature. Mình sẽ hỏi, hỏi và hỏi cho tới khi nắm được rõ vấn đề cần giải quyết là gì, DoD3 là gì, timeline như thế nào, ai là stake holder, có ai đã làm trước đó chưa, rồi mới bắt tay vào tìm giải pháp. Bạn càng nhìn được càng rộng và bao quát từ đầu sẽ càng có thêm thông tin để ra quyết định nhanh hơn trong quá trình thực hiện.
Project management triangle: bất cứ task nào cũng quy về 3 thứ Time, Budget, Scope, và việc cần làm là biết được cái nào ưu tiên để thương lượng
Giao tiếp: trong quá trình thực thi cần liên tục giao tiếp và phản hồi để cập nhật tiến độ, điều chỉnh kế hoạch, có thể là ngày hoặc cả tuần để từ đó dần thấy được là cần bỏ bao nhiêu effort hoặc có cách tiếp cận mới cho phù hợp với timeline. Đa số project fail bởi vì thiếu sự giao tiếp cần thiết để điều chỉnh time, scope hoặc budget.
2. Chịu trách nhiệm cho sự phát triển của bản thân
Chỉ có chính bản thân mình là người duy nhất chịu trách nhiệm cho việc phát triển sự nghiệp và phát triển bản thân, không phải công ty, không phải sếp, không bất cứ ai.
Mình có viết một bài chia sẻ liên quan, bạn có thể tìm đọc:
💡Kinh nghiệm của bản thân:
Để xác định kĩ năng hoặc kiến thức cần phải học, có thể dựa vào chiến lược của công ty để xem cần học gì phù hợp và hữu dụng trong tương lai.
Việc phát triển bản thân cần học cả soft skill, hard skill, và networking. Đối với mid và senior trở lên thì nên chăm tập trung vào phát triển soft skill và networking. Vì nó là những skill có thể áp dụng được cả ngoài công việc, giúp cuộc sống tốt hơn.
Thường xuyên dành ra thời gian riêng cho bản thân để suy nghĩ và nhìn nhận mình muốn phát triển như thế nào. Mình thường thức dậy sớm vào 2 ngày cuối tuần có thời gian yên tĩnh để tự reflect để hiểu bản thân.
3. Quản lý năng lượng & cảm xúc
Công việc sẽ có lúc thoải mái, căng thẳng, dồn dập, và đồng nghiệp/sếp sẽ có người dễ chịu, khó tính, toxic...
Việc học cách đương đầu với những "biến số" này và giữ cho cảm xúc và năng lượng ổn định sẽ giúp mình đi được lâu dài.
💡Kinh nghiệm của bản thân:
Ngủ đủ 6-8 tiếng: nghe đơn giản nhưng rất hiệu quả. Bạn có thể thử áp dụng và quan sát trong 1 tuần. Đặc biệt những lúc chạy deadline, rất dễ stress, khi này nếu cơ thể khỏe mạnh thì năng lượng thể chất sẽ bù lại cho năng lượng tinh thần và kéo bạn tiếp tục chạy deadline.
Tập hít thở: có thể dùng smart watch hoặc smart phone để hít thở theo nhịp mỗi khi cảm thấy sắp "bùng nổ".
Mỗi ngày nên có thời gian chất lượng cho bản thân, làm bất cứ thứ gì khiến mình cảm thấy happy, thoải mái: đọc sách tiểu thuyết, tập thể dục, thiền, nấu ăn...
Mình có viết một bài chia sẻ liên quan, bạn có thể tìm đọc:
Nếu không thể tự quản tốt liệu có phải thất bại?
Hành trình phát triển bản thân và phát triển sự nghiệp là một quá trình mang tính cá nhân và nhiều sắc thái.
Đối với một số người, việc quản lý bản thân trong công việc cũng không đem lại ý nghĩa gì to lớn đối với họ. Họ không phải người không có khả năng, vô trách nhiệm hay thiếu kĩ năng cụ thể nào đó. Mà trái lại họ là người có kĩ năng đỉnh nhất trong team mà mình từng làm việc.
Chỉ đơn giản đối với họ, thời điểm này phát triển sự nghiệp, phát triển bản thân không phải là ưu tiên hàng đầu. Vì họ có nỗi lo riêng ngoài công việc, có hướng đi khác phù hợp hơn và họ đặt nỗ lực tối thiểu để hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu.
Mặt khác,
Việc tự quản lý không dành cho tất cả mọi người, và điều đó hoàn toàn bình thường!
Đôi khi chỉ là sự không phù hợp, không phải lỗi của cá nhân hay tổ chức, vì mỗi bên sẽ đều có một mục tiêu ưu tiên khác nhau. Vì đơn giản cuộc sống là vậy!
Đừng bắt một con cá phải leo cây
Đừng bắt một con khỉ phải bơi dưới nước
Tóm lại là
Đã đi làm dưới hình thức nào thì cũng cần tự quản lý, để tạo được uy tín và nâng cao chất lượng công việc.
Tự quản lý là một kỹ năng mềm quan trọng. Bài viết giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về định nghĩa và gợi ý để bạn có hướng cải thiện và phát triển
Tự quản cũng gắn liền với hành trình khám phá bản thân và phát triển sự nghiệp. Bạn cần học những kĩ năng cần thiết để có thể "sống sót" và phát triển.
Chỉ có bạn và chính bạn là người chịu trách nhiệm cho thành công và thất bại của mình.
Việc không tự quản không có nghĩa là bạn thất bại, đơn giản là thời điểm không phù hợp. Và cuộc sống vẫn tiếp diễn.
✌️ Bài hôm nay chỉ có thế
Hôm nay chỉ đến đây thôi! Nếu bạn đọc được tới đây, mình nghĩ là ít nhiều những chia sẻ của mình cũng làm bạn hứng thú. Và mình rất biết ơn vì bạn đã dành thời gian cho bài viết này.
Mình rất mong nhận được ý kiến từ độc giả của mình, (và nếu bạn đã làm được đến mức này thì bạn là một trong những người dũng cảm nhất 😁). Đừng ngần ngại thả tim hoặc để lại comment/reply qua email, chắc chắn mình sẽ phản hồi! 🙏🏻
Hẹn gặp mọi người tuần sau.👋🏼
Một số bài khác mà bạn có thể quan tâm:
Individual Contributor (vị trí đóng góp cá nhân).
Nếu có dịp mời bạn đọc cuốn SMALL ACTIONS để biết thêm chi tiết.
Definition of Done.
absolutely love it!! Sếp em hay gọi đó là sự chủ động, tuy còn dại khờ nhiều nhưng chủ động chứng tỏ đào tạo đc 🤣
Em cảm ơn anh Bryant, giờ em đã có 1 bài rất hay để include vào training chuyên sâu cho các bạn team em rồi ạ. Bài viết cũng giải quyết rất nhiều vấn đề của em, ví dụ như việc identify rằng em đang ở level mid/senior và việc tập trung soft skill/networking là đúng tiến độ - chứ không phải "sao nhãng công việc management". Khi không có mentor hay 1 organization structure support personal growth như kinh doanh tự thân ( là em :))) ) thì thật sự bài này rất đáng quý. Cảm ơn anh nhìuuuu